Dược phẩm VIMOS đồng hành triển khai chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm

20/12/2020

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Công ty cổ phần Việt Mông Cổ luôn xác định sự phát triển bền vững phải gắn liền với các hoạt động xã hội, mang lại giá trị thiết thực cho người dân Việt Nam.

Từ năm 2017 đến nay, VIMOS đã và đang đồng hành cùng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y Tế) triển khai chương trình Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở nhiều tỉnh thành. Công ty đã tài trợ in ấn, đồng thời cùng Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em, các đơn vị y tế cơ sở tổ chức thành công nhiều chương trình truyền thông và cấp phát hàng chục ngàn cuốn sổ trực tiếp đến các bà mẹ mang thai và nuôi con nhỏ. Chương trình này đã nhận được sự đánh giá cao của ngành y tế bởi tính thiết thực và hiệu quả mà nó mang lại cho đối tượng bà mẹ và trẻ em. Đây là niềm vui và là động lực to lớn để VIMOS phấn đấu đóng góp nhiều hơn nữa giá trị cho cộng đồng.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, một vấn đề đáng báo động là bệnh không lây nhiễm với đối tượng đa phần là người trung niên và cao tuổi cũng là điều khiến Ban lãnh đạo công ty luôn trăn trở. Đó là các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, bệnh phổi, …đang ngày càng gia tăng. Việt Nam đang phải đối mặt với hậu quả trầm trọng của các căn bệnh này.

Dược phẩm VIMOS tham dự hội thảo về phòng chống các bệnh không lây nhiễm
Dược phẩm VIMOS tham dự hội thảo về phòng chống các bệnh không lây nhiễm

Số liệu thống kê cho thấy, ước tính mỗi năm, trên cả nước có khoảng 520.000 người tử vong, trong đó có gần 380.000 trường hợp liên quan đến bệnh lý không lây nhiễm ung thư, tim mạch, huyết áp, hô hấp mạn tính, đái tháo đường… (chiếm khoảng 73% số ca tử vong). Bệnh không lây nhiễm đang trở thành gánh nặng của toàn xã hội, là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng quá tải bệnh viện, gia tăng nghèo đói và áp lực lên sự phát triển kinh tế, xã hội.

Mặc dù được đánh giá là một trong những quốc gia có những chính sách y tế hỗ trợ dành cho người nghèo, người thu nhập thấp khá ưu việt; một hệ thống y tế tương đối hoàn chỉnh từ T.Ư đến địa phương, nhưng nhìn vào con số có thể thấy chiến lược phòng chống bệnh không lây nhiễm ở nước ta chưa thực sự hiệu quả. Điều này có thể do thiếu các nguồn lực nên việc triển khai chủ yếu ở các bệnh viện, hoặc ở trạm y tế xã, phường nhưng còn ít và quy mô nhỏ. Bởi vậy, hiện có gần 70% số người bệnh khi được phát hiện cùng một lúc nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch não, suy tim, suy thận, cao huyết áp, hoại tử chi, mù lòa, thậm chí nhiều người bệnh chết trước khi được điều trị (chiếm 61%) do không được phát hiện sớm…

Đứng trước thực trạng này, từ năm 2020, VIMOS mong muốn đóng góp sức mình vào công cuộc phòng chống bệnh không lây nhiễm, giúp giảm tải bệnh viện, giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội. Công ty sẽ phối hợp cùng Khoa phòng, chống bệnh không lây nhiễm trực thuộc Trung tâm KSBT tỉnh, Trạm y tế các xã, thị trấn trực tiếp triển khai các nội dung: Cân, đo, kiểm tra huyết áp, nhịp tim, test tiểu đường, khám sàng lọc đánh giá nguy cơ, phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm của người dân.  Đồng thời, hỗ trợ truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng để dự phòng và ngăn ngừa các nguy cơ mà căn bệnh này có thể mang lại.

Cán bộ y tế đo huyết áp, test tiểu đường cho người dân ở xã Bình Thành - huyện Định Hóa- tỉnh Thái Nguyên
Cán bộ y tế đo huyết áp, test tiểu đường cho người dân ở xã Bình Thành – huyện Định Hóa- tỉnh Thái Nguyên
Cán bộ y tế đo huyết áp, test tiểu đường cho người dân ở xã Phượng Tiến - huyện Định Hóa- tỉnh Thái Nguyên
Cán bộ y tế đo huyết áp, test tiểu đường cho người dân ở xã Phượng Tiến – huyện Định Hóa- tỉnh Thái Nguyên
Truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về các bệnh không lây nhiễm
Truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về các bệnh không lây nhiễm

Dẫu biết rằng phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng Ban lãnh đạo cũng như các cán bộ VIMOS tin rằng: với sự nỗ lực hết mình, với tinh thần vì cộng đồng đã trở thành một nét đặc trưng, văn hóa của VIMOS và trên hết là với đường lối chỉ đạo sáng suốt, sự phối hợp của y tế các cấp thì Việt Nam sẽ đẩy lùi được tỷ lệ số người mắc bệnh KLN, nâng cao sức khỏe cho người dân.